Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

Mâm lễ cúng nhập trạch? Chuẩn bị lễ cúng đúng phong tục!

Cúng nhập trạch là một trong những nghi lễ quan trọng được nhiều người quan tâm. Bởi đây được xem là khởi đầu của mọi may mắn, thuận lợi và thành công trong cuộc sống, sự nghiệp của gia chủ cùng các thành viên trong gia đình.

Việc thực hiện lễ cúng nhập trạch về nhà mới còn mang đến sự yên tâm và có ý nghĩa cầu mong thần linh phù hộ cho gia đạo bình yên, việc làm ăn thuận lợi. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cúng nhập trạch nhà mới thế nào là đúng phong tục, không phạm kỵ cũng như mâm lễ cúng nhập trạch nhà mới cần chuẩn bị những gì?

Và nếu bạn cũng đang có những trăn trở hoang mang như trên. Vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết hôm nay tại Royalceramic.net để tìm ra lời giải cho những thắc mắc của mình!

Ý nghĩa của lễ cúng nhập trạch về nhà mới

Nhập trạch là nghi lễ cổ truyền của người Việt, bên cạnh lễ động thổ hay lễ cất nóc, thực hiện lễ nhập trạch cũng giống như việc đăng ký hộ khẩu với thổ địa, các vị thần linh tại nơi ngôi nhà tọa lạc.

Bởi theo quan niệm của ông bà từ xa xưa, mỗi vùng đất – vùng trời, mỗi khu vực đều có một vị thần linh trấn quản. Chính vì thế, khi di chuyển hay chuyển về nhà mới gia chủ cần thực hiện lễ cúng chu đáo để xin phép, trình báo thần linh.

Điều này sẽ nhận được sự phù hộ từ các vị thần, từ đó cuộc sống gia đình mới hòa thuận, êm ấm; công việc làm ăn kinh doanh gặp nhiều thành công, thuận buồm xuôi gió.

Bên cạnh đó, bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Thần Tài – Ông Địa được thờ cúng tại vị trí nhà cũ cũng cần phải dọn sang nơi ở mới. Vì thế, lễ cúng nhập trạch cũng là nghi lễ để gia chủ xin thần linh, gia đạo tiếp tục phù hộ cho gia đình mình.

Những điều cần chuẩn bị trước khi nhập trạch

Buổi lễ nhập trạch nhà mới chỉ được diễn ra một cách thành công, thuận lợi không trở ngại khi gia chủ cần có sự chuẩn bị đầy đủ theo những trình tự sau đây:

Bước 1: Hoàn thiện không gian sinh sống

Trước khi thực hiện việc cúng nhập trạch và chuyển về căn nhà mới, gia chủ cần đảm bảo ngôi nhà đã được hoàn thiện khu vực bếp, bàn ghế, nội thất cơ bản, chuẩn bị đủ gạo nước,…

Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần tự tay mang đến những vật dụng trên vào không gian mới. Điều này tránh những vía không tốt đi theo nội thất, đồ đạc trong nhà gia chủ theo đến nơi ở mới.

Bước 2: Chọn giờ, ngày lành để thực hiện lễ cúng

Không chỉ với riêng lễ nhập trạch, những nghi lễ thờ cúng khác đều cần lựa chọn ngày lành, giờ tốt để thực hiện. 

Thông thường, việc chọn ngày giờ bạn có thể tham khảo trong những cuốn sách phong thủy hoặc ý kiến của các thầy phong thủy nhiều kinh nghiệm.

Giờ tốt là giờ hoàng đạo trong ngày, ngày tốt nên chọn ngày hợp với tuổi mệnh gia chủ trong nhà. 

Nếu không lựa chọn ngày giờ tốt để thực hiện lễ nhập trạch, rất có thể những điều kém may mắn, sự tiêu cực sẽ làm ảnh hưởng đến vận khí của ngôi nhà cũng như cuộc sống, công việc các thành viên trong gia đình.

Bước 3: Chuẩn bị mâm lễ cúng nhập trạch

Mâm cúng nhập trạch thể hiện sự nghiêm túc, thành kính của gia chủ. Chính vì thế, bạn cần chuẩn bị mâm lễ thật chu đáo, thành tâm. 

Vậy, cúng nhập trạch cần chuẩn bị những lễ vật gì?

Chuẩn bị mâm lễ cúng nhập trạch

Bạn có thể tham khảo mâm lễ đầy đủ và cơ bản sau cho ngày cúng nhà mới của mình: 

  • Mâm ngũ: thường là mãng cầu, dừa, đủ, xoài, măng cụt;
  • Hương hoa: nên chọn hoa tươi, các loại không có mùi và mang nhiều ý nghĩa may mắn, tốt lành;
  • Nhang;
  • Đèn cầy đỏ 1 cặp;
  • 3 miếng trầu cau đã têm;
  • Giấy vàng bạc;
  • 1 đĩa muối gạo;
  • 3 hũ đựng muối, gạo, nước;
  • Mâm rượu thịt gồm: bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 trứng vịt luộc, 1 con tôm luộc), xôi, gà luộc nguyên con;
  • 3 chung trà, 3 chung rượu, 3 điếu thuốc.

Trên đây là mâm cúng đầy đủ và đúng phong tục, lễ nghi từ thời ông bà ta. Mong rằng lễ cúng nhà mới gia đình bạn sẽ thuận lợi và gặp nhiều may mắn, hạnh phúc!

 

Bài viết Mâm lễ cúng nhập trạch? Chuẩn bị lễ cúng đúng phong tục! đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Gốm sứ Hoàng Gia.



from Gốm sứ Hoàng Gia https://ift.tt/31nNbWC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét